Không gì khó chịu bằng việc sở hữu một chiếc đồng hồ với mặt kính bị trầy xước hoặc thậm chí là bị vỡ. Nghiêm trọng hơn là khi mặt số bị rạn vỡ, mưa gió, bụi bẩn qua đó lọt vào bên trong khiến cho cỗ máy đồng hồ có thể bị nguy hại.
Đây là lý do giúp chúng tôi khẳng định, hãy thay mặt kính đồng hồ ngay khi có thể, đừng để mặt kính đồng hồ bị trầy xước hoặc nứt vỡ ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của chính bạn.
Thay mặt kính đồng hồ:
Kính đồng hồ là bộ phận không thể thiếu đối với một chiếc đồng hồ đeo tay và được ví như “người bảo hộ”, là tấm khiên trong suốt bảo vệ các chi tiết bên trong đồng hồ như bộ máy vận hành, kim, cọc số. Thế giới đồng hồ muôn màu muôn vẻ về thiết kế, kiểu dáng, chất liệu, bộ máy, tùy thuộc vào từng chất liệu mà sẽ có những loại mặt kính khác nhau, dẫn tới mức chi phí thay mặt kính đồng hồ cũng sẽ có nhiều lựa chọn.
Mặt kính sapphire:
Đây là chất liệu cao cấp nhất của mặt kính đồng hồ. Nó được xem là “Nữ Hoàng” của thế giới mặt kính đồng hồ. Tuy nhiên, chúng ta đều biết không phải thứ lấp lánh đều là vàng, không phải cứ tỏa sáng thì đều là Sapphire. Vậy có điều gì bí mật trong cái tên mặt kính Sapphire này. Hãy đọc tiếp để bạn có thể có được lựa chọn đúng khi sử dụng dịch vụ thay mặt kính đồng hồ ở bất kỳ đâu.
+ Kính Sapphire tráng mỏng:
Về bản chất, đây là một loại kính phổ thông nhưng được tráng phủ một lớp Sapphire mỏng. Đặc điểm của loại mặt này là giòn, có thể vỡ khi gặp phải va chạm nhẹ và bị trầy xước sau một thời gian sử dụng. Không nói bạn đọc cũng có thể đoán biết đây là loại mặt kính rẻ tiền và chỉ thường được sử dụng cho các mẫu đồng hồ trôi nổi, không rõ nguồn gốc, hoặc đồng hồ giả. Khi quyết định thay mặt kính đồng hồ, hãy hỏi rõ xem, kính Sapphire mà bạn được chào mời, có phải loại này không. Thông thường, sản phẩm này sẽ buộc phải ghi rõ là Coated Sapphire, hay phủ, tráng Sapphire.
- Kính Sapphire tráng dày:
Có cấu tạo và hình thức tương tự Sapphire tráng mỏng. Tuy nhiên lớp Sapphire trên bề mặt được tráng dày hơn, thời gian sử dụng lâu hơn. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng không khuyến khích quý khách lựa chọn chất liệu này khi thay mặt kính đồng hồ bởi chúng vẫn không phải một lựa chọn tốt.
- Kính Sapphire nguyên khối (Tinh thể Sapphire):
Đây là một loại tinh thể trong suốt, có độ cứng chỉ sau kim cương. Độ cứng của Sapphire vào khoảng 2000 VK. Trong khi đó, độ cứng của kim cương cao nhất vào khoảng 10.000 VK. Thay mặt kính đồng hồ, chọn chất liệu này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ chống xước. Đặc biệt, với một số loại mặt kính Sapphire cao cấp, người ta còn phủ lên trên một lớp chống lóa (Anti reflective) để dễ dàng xem giờ trong điều kiện ánh sáng mạnh. Bạn có thể nhận ra loại kính này với ánh sáng tím khúc xạ trên bề mặt.
Bạn hãy nhớ, sẽ không có gì hoàn hảo tuyệt đối và mặt kính Sapphire cũng vậy. Tuy được xem chống xước tốt, nhưng không phải tuyệt đối. Chỉ cần bạn vô tình để mặt kính va chạm phải những vật độ cứng cao hơn như trang sức kim cương, đá Zirconia… đồng hồ Sapphire vẫn có thể bị trầy xước. Bởi đồng hồ cũng là một thứ trang sức cần được nâng niu trân trọng, bạn không nên “ném”, “quăng” chiếc đồng hồ lên bàn hoặc vào tủ sau mỗi lần không dùng, mà tốt hơn hết bạn nên cẩn thận hoặc bọc lại bằng vải mềm cho chiếc đồng hồ. Sự cẩn thận của bạn bao nhiêu thì chiếc đồng hồ của bạn sẽ bền và không bị xước bấy nhiêu.
- Mặt kính Mica:
Về bản chất, đây không phải là kính. Nó thực tế là một loại nhựa trong suốt nhưng có những đặc tính khá giống với thủy tinh. Tuy nhiên, trọng lượng của Mica nhẹ hơn, lại có khả năng chịu lực, dễ gia công và giá thành khá rẻ. Tuy vậy, nhược điểm của Mica là độ cứng thấp, chỉ khoảng 300 VK. Đây chính là điều khiến sau một thời gian sử dụng, kính có thể bị mờ đục, trầy xước, rất xấu. Trước đây, công nghệ chưa phát triển, chất liệu này khá được ưa dùng. Nhưng bây giờ, chất liệu này chỉ còn ở những chiếc đồng hồ giá rẻ, hoặc đồng hồ cho trẻ em.
- Mặt kính Mineral (kính khoáng chất):
Nhìn chung, đây là chất liệu yêu thích của các thương hiệu đồng hồ có mức giá tầm trung như Casio, Orient hoặc Citizen do có độ VK cao hơn Mica (400 VK), có độ trong suốt lớn, dễ đánh bóng. Với chất liệu này, còn có một lựa chọn khác là Hardlex Crystal, có thể tạm gọi đậy là mặt kính Mineral cao cấp bởi chất liệu này có độ cứng siệu việt, gấp hai lần chất liệu kính khoáng thông thường. Do cao cấp nên hãng Seiko cũng chỉ sử dụng trong một số mẫu đồng hồ của thương hiệu. Một điều khá thú vị là do kính khoáng có giá thấp hơn Sapphire nên các hãng thường chế tác dày hơn bình thường để có độ cứng và chịu lực tốt hơn cả những mặt kính Sapphire mỏng.
Lựa chọn thay mặt kính đồng hồ nào?
Có thể thấy, bạn có không ít lựa chọn cho việc thay mặt kính đồng hồ nhưng có lẽ hai lựa chọn tốt nhất là kính khoáng (Mineral) và kính Sapphire. Trong khi kính Sapphire có độ chống trầy xước lớn hơn kính khoáng thì ngược lại kính khoáng cũng có những ưu điểm riêng, đó là khả năng chống vỡ, nứt, giá cả hợp lý.
Hãy tìm địa chỉ uy tín như LuxuryCare – nơi thay thế mặt kính Sapphire cao cấp đến từ những thương hiệu hàng đầu trên thế giới.
Hãy liên hệ với LuxuryCare tại số điện thoại hotline: 0963788888. Ngoài ra quý khách có thể chát trực tuyến bên góc phải màn hình để được trợ. LuxuryCare rất hân hạnh phục vụ quý khách! Hoặc đến 53 Tôn Thất Thiệp, Ba Đình, Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của chúng tôi!